Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện |
Sở nông nghiệp và môi trường |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Bảo vệ thực vật |
Cách thức thực hiện | -Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bằng cách nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng. Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương |
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Lệ phí |
|
Phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 1, đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương) trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.
- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
(i) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Chic ục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương cấp Giáy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(ii) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(i) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).
(ii) Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
(iii) Trường hợp thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;
- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
File mẫu:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.