Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện |
+ Sở Tư pháp cho ý kiến về sự cần thiết, gửi Sở Nội vụ thẩm định. + Sở Nội vụ thẩm định các nội dung theo quy định. - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Tư pháp |
Cách thức thực hiện | - Gửi hồ sơ trực tiếp đến Sở Tư pháp để cho ý kiến về sự cần thiết, gửi Sở Nội vụ thẩm định. - Gửi hồ sơ trực tiếp đến Sở Nội vụ tiến hành thẩm định các nội dung theo quy định. - Gửi hồ sơ trực tiếp đến UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (qua Văn phòng UBND tỉnh). |
Số lượng hồ sơ | Không quy định |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp |
Kết quả thực hiện |
|
Lệ phí |
|
Phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
- Xin chủ trương của cấp có thẩm quyền về thành lập Hội đồng quản lý:
+ Sau khi trao đổi, thống nhất trong lãnh đạo đơn vị về chủ trương thành lập Hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp liên tịch giữa lãnh đạo đơn vị, cấp ủy đảng và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội thảo luận về việc thành lập, dự kiến số lượng, cơ cấu thành phần tham gia Hội đồng quản lý.
+ Trên cơ sở họp liên tịch, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng báo cáo đề xuất thành lập Hội đồng quản lý kèm theo Biên bản họp liên tịch gửi báo cáo Sở Tư pháp (cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp) để cho ý kiến về sự cần thiết, gửi Sở Nội vụ thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương thành lập Hội đồng quản lý.
- Đề nghị thành lập Hội đồng quản lý sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương:
+ Sau khi có phê duyệt chủ trương của UBND tỉnh, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo tổ chức lập Hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý, tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị để cho ý kiến đối với Đề án thành lập, dự thảo Quy chế hoạt động và đề xuất nhân sự tham gia Hội đồng quản lý của đơn vị. Nhân sự tham gia Hội đồng quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 04/2022/TT-BTP ngày 21/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.
Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị bao gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có) và đại diện Sở Tư pháp.
+ Trên cơ sở kết quả Hội nghị cán bộ chủ chốt, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo hoàn thiện Hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý gửi Sở Tư pháp xem xét, gửi Sở Nội vụ trình UBND tỉnh.
+ Sở Nội vụ tiến hành thẩm định các nội dung về sự cần thiết, số lượng, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và các nội dung khác có liên quan.
+ Sở Tư pháp trên cơ sở kết quả thẩm định, hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
+ Trên cơ sở văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định thành lập Hội đồng quản lý, UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý của Sở Tư pháp.
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
- Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
- Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập Hội đồng quản lý theo quy định.
- Biên bản họp liên tịch và Hội nghị cán bộ chủ chốt.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập Hội đồng quản lý.
- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
File mẫu:
Không quy định