Cung cấp thông tin trực tuyến  Cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước biển (đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024)

Ký hiệu thủ tục: 1.004179.000.00.00.H23
Lượt xem: 68
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Tài nguyên nước
Cách thức thực hiện

- Quầy tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, tầng 1 Thư viện tỉnh, đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


- Trong thời hạn 03 ngày làm việc xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.



- Trong thời hạn 42 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định nhiệm xem xét, kiểm tra và trình cơ quan nhà nước cấp phép


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện


- Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt,Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển


Lệ phí


Không


Phí


- Mức phí 1: 200.000 đ (Hồ sơ có lưu lượng dưới 500m3 /ngày đêm (ngoại trừ đề án cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng không vượt quá 0,1m3 /giây; cho phát điện với công suất không vượt quá 50Kw);



- Mức phí 2: 600.000 đ (Hồ sơ cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,1m3 /giây đến dưới 0,5m3 /giây);



- Mức phí 3: 1.500.000 đ (Hồ sơ cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,5m3 /giây đến dưới 1,0m3 /giây; cho phát điện với công suất từ 200Kw đến dưới 2.000Kw; cho mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 /ngày đêm đến dưới 20.000m3 /ngày đêm);



- Mức phí 4: 2.500.000 đ (Hồ sơ cho sản xuất nông nghiệp có lưu lượng từ 0,5m3 /giây đến dưới 1,0m3 /giây; cho phát điện với công suất từ 200Kw đến dưới 1.000Kw; cho mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 /ngày đêm đến dưới 50.000m3 /ngày đêm).


Căn cứ pháp lý


- Luật Tài nguyên nước ngày 27/11/2023;



- Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.



- Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương


- Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường; trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Bộ phận Một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Bộ phận Một cửa).

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Bộ phận Một cửa có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu chưa hợp lệ, chưa đầy đủ; chuyển hồ sơ cho Sở Nông nghiệp và Môi trường thẩm định.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo.

+ Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép, Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không cấp giấy phép.

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện báo cáo.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là mười tám (18) ngày làm việc.

+ Trường hợp phải lập lại báo cáo, Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ

- Bước 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép

- Đơn đề nghị cấp giấy phép.

- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác.

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành).

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện).

- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

- Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

File mẫu:

  • Đề án khai thác nước theo Mẫu 42, Mẫu 46 (đối với trường hợp công trình chưa khai thác nước), Mẫu 43, Mẫu 47 (đối với trường hợp công trình đã khai thác nước), Mẫu 44 (đối với trường hợp công trình thủy lợi gồm: hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, cống thủy lợi,… vận hành trước năm 2013), Phụ lục I, Nghị định số 54/2024/NĐ-CP Tải về In ấn
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 05, Mẫu 07 Phụ lục I, Nghị định số 54/2024/NĐ-CP Tải về In ấn

- Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan ( đối với trường hợp lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân ).

- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.

- Riêng đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối ngoài các điều kiện quy định ở trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy;

+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình.

+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình